Ăn gì để hồi phục hậu Covid? F0 sau thời gian điều trị COVID-19 có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau khiến cơ thể bị suy kiệt, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, dinh dưỡng rất quan trọng với người sau khi điều trị COVID-19.
Những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 có thể bị sốt nhiễm trùng và suy hô hấp trong một thời gian dài. Do vậy, sau thời gian điều trị nhiễm Covid thì tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ giảm sút, cơ quan hô hấp và tiêu hóa suy yếu. Từ đó, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở những mức độ khác nhau.
Người bệnh bị suy dinh dưỡng làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt. Đồng thời suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Cháo cá bống mú hồi phục hậu Covid.
Cháo cá bống mú được đánh giá là một món ăn khá độc đáo với việc kết hợp của cá bống mú nổi tiếng bổ dưỡng, ngon miệng nhờ những miếng thịt cá ngọt dịu thanh nhẹ với hương vị gạo tuyệt vời, sự kết hợp này không những độc đáo mà rất đặc biệt cho một món ăn nhẹ vào buổi sáng để tiếp thêm sinh lực cho ngày mới làm việc thật vui vẻ.
Món cháo cá bống mú được đánh giá tiêu chuẩn khi mà hương vị cháo được nấu vừa phải, không nát, có hương vị vừa phải của hạt nêm, vị cay nhẹ của hạt tiêu, và với mùi thơm của hành, lá thơm. Các hương vị sẽ hòa vào nhau mang cảm giác tuyệt vời cho người thưởng thức.
Cá bống mú luôn là loại cá được ưa chuộng hàng đầu trong các loài cá biển vì thịt trắng, ngọt, dai. Thịt cá tươi giàu protein, vitamin B2, D, E, PP và khoáng chất Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca dùng rất tốt cho trẻ em còi, người lớn gầy, thai nhi chậm phát triển, gân xương yếu, phù thũng, suy nhược dùng đều tốt.
Hướng dẫn nấu cháo cá bống mú thơm ngon.
Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả
Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,… có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng.
Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin – khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E.
Ngoài ra, rau quả còn góp giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 – 600 g/người/ngày.
Tăng cường bổ sung nước
Người mắc bệnh COVID-19, thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết.
Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống o xy hóa, các loại nước được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều các loại khác tùy theo sở thích của mỗi người.
Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… để cung cấp lượng vitamin C, A là cần thiết cho cơ thể.
Thực phẩm cần hạn chế đối với F0 sau điều trị COVID-19
– F0 sau khi điều trị COVID-19 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc… Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.
– Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
– Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.